khí hư màu trắng đục

Trên nghị trường chiều 31/10, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập p xsmb hom nay

【xsmb hom nay】Vì sao khối công

Trên nghị trường chiều 31/10,ìsaokhốicôxsmb hom nay đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp, đề nghị Quốc hội xem xét giảm giờ làm việc bình thường cho lao động khu vực tư từ 48 xuống 44, tiến tới còn 40 giờ mỗi tuần. Ông dẫn sắc lệnh năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định thời hạn làm việc không quá 48 giờ mỗi tuần và làm thêm mỗi năm không quá 100 giờ.

Đất nước đạt nhiều thành tựu sau hơn tám thập kỷ, nhưng giờ làm việc lao động khu vực tư không giảm trong khi làm thêm tăng gấp ba, theo ông Nghĩa. Từ năm 1999, công chức viên chức nhà nước làm việc 40 giờ mỗi tuần, trong khi khối doanh nghiệp giữ nguyên 48 tiếng sau nhiều lần sửa đổi Bộ luật Lao động.

Công nhân dệt may tại một nhà máy ở Thái Nguyên may khẩu trang phục vụ chống dịch, tháng 2/2020. Ảnh: Ngọc Thành

Công nhân dệt may tại một nhà máy ở Thái Nguyên may khẩu trang phục vụ chống dịch, tháng 2/2020. Ảnh: Ngọc Thành

Lý giải về sự chênh lệch 8 giờ làm việc trong tuần của lao động hai khối, nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết giờ làm việc khu vực công do nhà nước điều chỉnh. Quy định 40 tiếng mỗi tuần, trung bình 8 tiếng mỗi ngày nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của công chức, viên chức, xử lý công việc hành chính gói gọn trong năm ngày. Việc này cũng nhằm tiết kiệm chi phí điện, nước và nhiều khoản khác bởi do ngân sách chi trả.

Giờ làm việc khu vực doanh nghiệp do Bộ luật Lao động điều chỉnh, duy trì quy định 48 giờ mỗi tuần sau nhiều lần sửa đổi luật. Chính sách được các nhà làm luật cân nhắc kỹ trong bối cảnh năng suất lao động chưa cao, mặt bằng thu nhập thấp, phải kéo dài thời giờ làm việc.

Thống kê cho thấy lao động Việt Nam năm 2011 làm ra 70,3 triệu đồng, đến năm 2021 đạt gần 172 triệu đồng. Sau 10 năm, năng suất lao động tăng 2,5 lần, song vẫn thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực.

Theo ông Huân, mặt bằng tiền lương, tiền công được doanh nghiệp trả theo thời gian làm việc, nếu giảm giờ làm thì thu nhập giảm theo. Hiện mặt bằng này rất thấp, nếu giảm nữa sẽ không đảm bảo sinh hoạt. Trong khi đó, ít doanh nghiệp chịu giảm giờ làm mà vẫn giữ nguyên mức lương cũ vì phải tăng chi phí hoặc tuyển thêm lao động. Doanh nghiệp cũng đang chịu tác động của hậu đại dịch Covid, làn sóng cắt giảm đơn hàng cùng suy thoái kinh tế thế giới.

Giảm giờ làm là mục tiêu chung của lao động trên thế giới, nhất là công nhân chứ không phải riêng Việt Nam. Song ông Huân cho rằng muốn từ đề xuất đi vào thực tế thì phải chuẩn bị dần các điều kiện như cải thiện năng suất lao động, nâng mặt bằng tiền lương, thu nhập lao động lên.

"Nhiều bên từng đề xuất giảm giờ làm nhưng đều chưa được xem xét. Kinh tế ổn định thì sớm nhất sau năm 2030 mới có thể bàn tới chính sách này", ông nói và thêm rằng luật quy định làm việc 48 tiếng mỗi tuần, song khuyến khích doanh nghiệp thực hiện 40 giờ tùy điều kiện. Nhà nước không can thiệp quá sâu bằng các quyết định hành chính nhằm nâng cao khả năng thỏa thuận của hai bên.

Ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, cho rằng trong xây dựng chính sách Việt Nam nên tiếp cận xu hướng chung của thế giới là giảm giờ làm, giúp lao động tái tạo sức lực. Hiện lao động khối doanh nghiệp vẫn đang làm nhiều, nghỉ ít.

Thống kê của Cục An toàn lao động năm 2019, Việt Nam có số giờ làm việc thuộc nhóm cao trong Đông Nam Á, trong khi ngày nghỉ lễ thuộc nhóm thấp nhất. Cụ thể, tính riêng thời gian làm việc trong năm của người Việt khoảng 2.320 giờ, thấp hơn Philippines, Malaysia, Thái Lan và cao hơn Singapore, Indonesia, Lào và Campuchia.

Việt Nam có 12 ngày nghỉ phép khởi điểm, thuộc nhóm trung bình, thấp hơn Lào, Campuchia, Indonesia và cao hơn Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines. Nghỉ lễ Tết hiện hành của Việt Nam 11 ngày, bằng với Singapore nhưng thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á.

Nhà nước "khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ", nhưng theo ông Dưỡng không có nhiều ý nghĩa vì đó là quyền của doanh nghiệp. Thực tế có công ty giảm xuống 44 giờ mỗi tuần, làm sáng thứ bảy và nghỉ buổi chiều. Có nơi luân phiên làm trọn thứ bảy của tuần này và cho nghỉ vào tuần kế tiếp.

Nhưng chính sách trên chủ yếu áp dụng với cán bộ quản lý hoặc khối văn phòng, hành chính, còn công nhân sản xuất, đặc biệt ngành thâm dụng lao động, thường đi làm cuối tuần và chọn tăng ca để có thêm thu nhập. "Tâm lý phần lớn lao động không muốn đi làm vào chiều thứ bảy, hiệu quả công việc cũng không cao. Nếu doanh nghiệp cho nghỉ thời gian này sẽ tạo điều kiện cho lao động có thêm thời gian chăm sóc gia đình, tái tạo sức lực", ông nói.

Không đồng tình quan điểm năng suất lao động Việt Nam thấp nên phải làm nhiều, ông Dưỡng phân tích hiệu quả làm việc của lao động chỉ là một yếu tố, công nghệ, quản trị doanh nghiệp và nhiều thứ khác mới chiếm hàm lượng lớn đem lại năng suất.

Bà Phạm Thu Lan, Viện phó Công nhân Công đoàn, góp ý giảm giờ làm việc còn để tạo sự công bằng cho lao động hai khối. Qua các cuộc khảo sát, công nhân nhiều lần thắc mắc, so bì vì sao khu vực nhà nước làm việc 40 giờ, được nghỉ trọn hai ngày cuối tuần mà lao động khối doanh nghiệp làm 48 tiếng.

Theo bà Lan, giờ làm việc chính thức của lao động khối doanh nghiệp đã thuộc nhóm cao, giờ làm thêm trong 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Làm thêm là lựa chọn "bất đắc dĩ" của lao động để cải thiện thu nhập và một phần không dám chối từ vì sợ mất việc, chứ không phải thích.

Khảo sát năm 2020 của công đoàn cho thấy thu nhập trung bình của công nhân đạt 7,4 triệu đồng mỗi tháng, trong đó lương 5,22 triệu đồng; làm thêm 934.000 đồng; thưởng, chuyên cần 2,1 triệu. Nửa đầu năm 2023, mức thu nhập trung bình này tăng lên 7,88 triệu đồng mỗi tháng, song 77% trong số này là lương cơ bản, còn lại từ làm thêm giờ và trợ cấp, phụ cấp.

Nói thêm về đề xuất, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng chính sách giảm giờ làm việc còn là công cụ điều tiết các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, giảm dần ngành thâm dụng lao động. Khi nâng dần điều kiện làm việc của người lao động, doanh nghiệp ngoại tìm đến Việt Nam cũng phải nâng đầu tư về khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và dùng ít nhân công đi chứ không phải chỉ tận dụng nguồn lao động giá rẻ như lâu nay.

Luật hiện hành quy định lao động làm việc trong điều kiện bình thường không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần. Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; nếu quy định giờ làm việc theo tuần thì không quá 10 giờ một ngày và 48 giờ một tuần. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Luật khống chế làm thêm không quá 40 giờ mỗi tháng, không quá 200 giờ mỗi năm. Khung làm thêm tối đa 300 giờ mỗi năm được mở rộng cho một số ngành nghề, như: sản xuất gia công xuất khẩu hàng dệt may, da giày, chế biến nông lâm, thủy sản, sản xuất và cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước, diêm nghiệp, điện, điện tử.

Hồng Chiêu

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap